Tin tức

Cách đọc biểu đồ chứng khoán ai cũng cần biết

06/11/2023 1:51:44 CH

Đọc và phân tích biểu đồ chứng khoán đều rất cần thiết với cả nhà đầu tư mới tham gia thị trường chứng khoán lẫn NĐT có kinh nghiệm.Vậy biểu đồ chứng khoán là gì? Cách đọc biểu đồ chứng khoán như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu tại bài viết dưới đây.

Biểu đồ chứng khoán là gì?

Biểu đồ chứng khoán là đồ thị ghi nhận các thông tin về khối lượng giao dịch và giá của cổ phiếu trong một khoảng thời gian nhất định. Dựa vào việc đọc và phân tích biểu đồ từng loại mã chứng khoán (trái phiếu, cổ phiếu, chứng chỉ quỹ) trên sàn giao dịch, nhà đầu tư có thể đoán được xu hướng của chứng khoán trong tương lai và đánh giá tiềm năng phát triển, xu hướng tăng hoặc giảm giá.Những thông tin cơ bản trên biểu đồ chứng khoán bao gồm:

  • Tên cổ phiếu giao dịch và biến động giá trong ngày
  • Các khung thời gian giao dịch
  • Các loại biểu đồ
  • Các chỉ báo kỹ thuật
  • Mã giao dịch cổ phiếu và khung thời gian giao dịch đang được áp dụng cho biểu đồ
  • Giá mở cửa, đóng cửa, giá thấp nhất và cao nhất trong khung thời gian giao dịchKhoảng thời gian: Thể hiện các mốc thời gian từ quá khứ cho tới hiện tại theo chiều từ trái sang phải.
  • Một trong số các chỉ báo kỹ thuật – Đường trung bình động được hiển thị trên biểu đồ giá.
  • Khoảng giá và giá hiện tại: Cột này thể hiện các mức giá với đường màu đỏ là giá hiện tại của cổ phiếu.
  • Biểu đồ giao dịch: Tùy thuộc vào loại biểu đồ mà bạn lựa chọn sẽ có cách hiển thị khác nhau. Thông thường, nhà đầu tư sử dụng biểu đồ nến Nhật để theo dõi thị trường. (Các nến xanh – đại diện cho giá tăng và nến đỏ – đại diện cho giá giảm).

Biểu đồ chứng khoán ghi nhận các thông tin về khối lượng giao dịch và giá của cổ phiếu trong khoảng thời gian nhất định

Các loại biểu đồ chứng khoán

3 loại biểu đồ phổ biến nhất hiện nay bao gồm:

  • Biểu đồ hình thanh(HLC/OHLC)
  • Biểu đồ nến Nhật (Candlestick chart)
  • Biểu đồ dạng đường (Line chart)

Mỗi loại biểu đồ sẽ có ưu, nhược điểm khác nhau, cụ thể đó là:

Loại biểu đồ Mô tả Ưu điểm Nhược điểm

Biểu đồ hình thanh(HLC/OHLC) 

Biểu đồ hình thanh cung cấp các chỉ số như giá đóng cửa, giá mở cửa, giá trần và giá sàn. Biểu đồ được cấu tạo bởi một đường thẳng đứng nhằm thể hiện phạm vi giá được giao dịch trong phiên. Hai đường ngang thể hiện giá đóng cửa, mở cửa. Cụ thể đường ngang hướng bên trái là giá mở cửa, bên phải là giá đóng cửa.

Khi nhà đầu tư nhìn thấy biểu đồ thanh dọc dài, tức là lúc này sự chênh lệch giữa giá cao và giá thấp khá xa nhau, đây là thông tin cho bạn biết giá đã thay đổi đáng kể trong thời gian đó, người mua cũng rất tích cực giao dịch cổ phiếu, dự báo tương lai cổ phiếu này sẽ được nhiều người đầu tư hơn. 

 

Thanh dọc nhỏ tức là khi đó giá biến động nhỏ, không có nhiều sự thay đổi và cũng ít nhà đầu tư quan tâm đến cổ phiếu này. 

- Hiển thị đầy đủ các mức giá khác nhau từ mở cửa đến giá cao, giá thấp và đóng cửa. 

- Chỉ cho thấy giá và các con số nên họ sẽ tìm ra những mẫu mô hình giá dễ hơn.

Khá khó để có thể nhận biết được rằng giá tăng hay giảm trong khung thời gian

Biểu đồ nến Nhật (Candlestick chart) 

Biểu đồ nến Nhật cung cấp các thông tin và chỉ số như giá mở và đóng cửa, giá trần và giá sàn. 

Cấu tạo của loại biểu đồ này sẽ bao gồm thân nến và bóng nến nhằm thể hiện biên độ biến động giá trong phiên. Phần bóng nến phía trên và phía dưới sẽ cho biết giá giao dịch cao nhất và thấp nhất trong phiên đó là bao nhiêu. 

 

Biểu đồ nến Nhật được sử dụng rất phổ biến trong phân tích chứng khoán. Biểu đồ còn phản ánh được một phần cảm xúc đằng sau những chuyển động của giá, giúp dự đoán và phân tích về hành vi giá của thị trường.


 

- Mô hình nến Nhật rất dễ để nhà đầu tư quan sát và đánh giá diễn biến trong phiên giao dịch.

- Mô hình nến Nhật có thể giúp đưa ra những nhận định và dự đoán xu hướng giá cổ phiếu trong tương lai. Vì nó thể hiện được lực mua hay bán đang chiếm ưu thế ở hiện tại, rồi từ đó giúp nhà đầu tư đưa ra được các đánh giá về xu hướng sắp tới của cổ phiếu.

- Khi kết hợp với các chỉ báo phân tích khác, nến Nhật sẽ giúp nhà đầu tư dễ dàng tìm ra các điểm mua/bán cổ phiếu.

- Một nến Nhật chỉ thể hiện được các mức giá của phiên giao dịch cụ thể, bản thân nó không thể hiện được xu hướng của giá, chính vì thế khi phân tích, nhà đầu tư không thể chỉ nhìn vào cây nến hiện tại mà phải nhìn vào tổng thể, nhìn vào những cây nến trong quá khứ để xác định đúng xu hướng của giá.

- Một nến Nhật không thể hiện được những chuyển động giá bên trong của nó. Do đó nhà đầu tư cần phải xem nhiều khung thời gian trên nến Nhật mới có thể đánh giá sự chuyển động giá bên trong của nó.

Biểu đồ dạng đường (Line chart) 

Biểu đồ đường là loại biểu đồ quen thuộc, được sử dụng phổ biến vì tính trực quan và dễ hiểu. Đối với chứng khoán, biểu đồ đường đơn giản là hình ảnh minh họa xu hướng của giá theo thời gian.

Đơn giản, các nhà phân tích có thể dễ dàng nhận biết được xu hướng của giá ngay khi nhìn vào biểu đồ.

Không thể hiện được mức độ biến động của giá cổ phiếu trong một phiên giao dịch. Do đó nếu muốn phân tích chuyên sâu thì sử dụng biểu đồ đường không mang lại hiệu quả phân tích cao.

Cách xem biểu đồ chứng khoán Việt Nam

Để hiểu biểu đồ chứng khoán, bạn cần nắm rõ các thông tin sau:

Khối lượng giao dịch

Khối lượng giao dịch (volume) là chỉ số dùng để đánh giá mức độ quan tâm của thị trường với cổ phiếu. Sự thay đổi khối lượng cũng là dấu hiệu biến động giá, cụ thể:

  • Khối lượng giao dịch nhiều và giá tăng: Dự đoán giá sẽ tiếp tục tăng. Khối lượng giao dịch ít và giá giảm: Dự đoán giá có khả năng tăng lại vì giá giảm nhưng thị trường không hấp dẫn với nhà đầu tư. Do đó có thể thị trường sẽ tăng điều chỉnh.
  • Khối lượng giao dịch nhiều và giá giảm: Dự đoán giá có khả năng tiếp tục giảm vì đang có nhiều người giao dịch.
  • Khối lượng giao dịch ít và giá tăng: Dự đoán thị trường có khả năng giảm điều chỉnh vì nhà đầu tư đang giảm độ tin tưởng vào một xu hướng tăng tiếp diễn.

Các chỉ báo

Hiện nay có rất nhiều chỉ báo được dùng để phân tích kỹ thuật và đưa ra dự đoán chính xác nhất. Thông thường, các chỉ báo này được chia thành 2 loại cơ bản gồm:

Chỉ báo xu hướng

Loại chỉ báo này dùng để xác định xu hướng tổng thể của giá cổ phiếu đang lên hay xuống chẳng hạn như đường trung bình động MA.

Chỉ báo động lượng

Đây là chỉ báo đánh giá sức mạnh của biến động giá, từ đó tìm ra các điểm vào lệnh phù hợp như chỉ báo MACD hoặc RSI.

RSI

Đây là chỉ báo để xác định quá mua (overbought) hoặc quá bán (oversold) của thị trường. RSI thường được thể hiện dưới dạng biểu đồ dao động hình sóng trên thang điểm từ 0 đến 100.

Khung thời gian

Khung thời gian là khoảng thời gian mà nhà đầu tư chọn để xem xét và phân tích. Khung thời gian được chia làm 3 giai đoạn khác nhau và mỗi giai đoạn sẽ có những khung thời gian giao dịch trên biểu đồ tương ứng. Khi xem xét và phân tích cần chú ý đến khung thời gian:

  • Ngắn hạn (theo phút), trung hạn (theo ngày, giờ), dài hạn (theo tuần, tháng, năm)
  • Khung thời gian dài hạn: 1Y, 1M, 1W (year, month, week)
  • Khung thời gian trung hạn: 1D, 4H, 1H (day, hour)
  • Khung thời gian ngắn hạn: 5m, 15m, 30m (minute)

Mức hỗ trợ và kháng cự

Mức hỗ trợ là mức giá mà tại đó xu hướng giảm thường bị chặn lại và đảo chiều thành xu hướng tăng. Mức kháng cự là một mức giá mà tại đó xu hướng tăng thường không thể tăng hơn nữa và thường xu hướng bị đảo chiều thành giảm.Khi đã xác định được đâu là mức hỗ trợ và kháng cự, thì nhà đầu tư có thể dựa vào đó để thực hiện các giao dịch mua bán cổ phiếu, vào lệnh phù hợp.

Biến động giá

Biến động giá được thể hiện khác nhau theo từng loại biểu đồ. Sự thay đổi chiều và chiều cao các cây nến trong đồ thị nến, sự lên xuống liên tục của các điểm trên đường hoặc thanh trong một khoảng thời gian cụ thể. Tùy theo tiêu chuẩn chọn thời gian ngắn hay dài trong phân tích mà biểu đồ sẽ thể hiện sự biến động không giống nhau.Khi phân tích về biến động giá, chỉ dựa vào sự thay đổi trong ngắn hạn để đưa ra quyết định đôi khi không chính xác. Nhà đầu tư nên điều chỉnh thời gian để có cái nhìn tổng quan hơn về xu hướng chuyển động giá của cổ phiếu.

Các thuật ngữ nên biết khi đọc biểu đồ phân tích kỹ thuật

Giá cao nhất và giá thấp nhất

Giá cao nhất (H) và giá thấp nhất (L) chỉ đơn giản là hiển thị cho mức giá cao nhất và thấp nhất mà cổ phiếu đạt được trong khung thời gian giao dịch, tính từ lúc mở cửa đến khi đóng cửa. Tuy nhiên, giá cao nhất (H) và giá thấp nhất (L) có thể không phải là giá mở và giá đóng cửa.

Giá mở cửa và giá đóng cửa

  • Giá mở cửa: Là mức giá cổ phiếu ở thời điểm bắt đầu khung thời gian giao dịch, với mỗi khung 5m, 30m, 1h, 4h, 1d chúng ta có những mức giá mở cửa khác nhau.
  • Giá đóng cửa: Tương tự như giá mở cửa thì giá đóng cửa là mức giá cổ phiếu tại thời điểm đóng khung thời gian giao dịch, với mỗi khung 5m, 30m, 1h, 4h, 1d chúng ta sẽ có những mức giá đóng cửa khác nhau.

Thay đổi ròng

Thông số này được thể hiện dưới dạng tỷ lệ phần trăm cho thấy sự thay đổi giá trị của cổ phiếu giao dịch so với giá đóng cửa của ngày trước đó. Nếu tỷ lệ thay đổi dương, cổ phiếu được xem là tăng trong ngày. Ngược lại, nếu tỷ lệ thay đổi âm, cổ phiếu bị coi là giảm trong ngày.

Nền tảng cung cấp và phân tích biểu đồ chứng khoán Việt Nam

Hiện nay có rất nhiều phần mềm/nền tảng cung cấp và phân tích biểu đồ kỹ thuật chứng khoán tại Việt Nam và mỗi phần mềm/nền tảng đều có những ưu điểm khác nhau. FiinTrade là nền tảng được các nhà đầu tư sử dụng nhiều nhất hiện nay nhờ  ưu điểm vượt trội như:

  • Mô phỏng thị trường chứng khoán trong thời gian thực giúp nhà đầu tư dễ dàng nắm bắt biến động của thị trường.Khả năng Backtesting – tái hiện lại hành vi giao dịch, giúp nhà đầu tư có thể thử nghiệm các chiến lược giao dịch bằng cách sử dụng dữ liệu thị trường chứng khoán lịch sử.
  • Cung cấp thông tin chính xác giúp nhà đầu tư theo dõi sự thay đổi thông tin chứng khoán trực tuyến được biểu thị cụ thể qua nhiều dạng biểu đồ một cách dễ dàng, chi tiết nhất.
  • Cung cấp cho nhà đầu tư các biểu đồ kỹ thuật của tất cả các mã chứng khoán.
  • Tích hợp các thông báo về doanh thu, lợi nhuận và giao dịch nội bộ trên biểu đồ của mỗi mã cổ phiếu.
  • Cho phép tùy chỉnh thời gian hiển thị và cập nhật dữ liệu của các biểu đồ; cũng như gợi ý cho người dùng về các mô hình kỹ thuật độc đáo được phát triển bởi các chuyên gia của FiinTrade.

Để trải nghiệm FiinTrade miễn phí đầy đủ tính năng trong 14 ngày, vui lòng đăng ký tại đây. Hy vọng những chia sẻ của trên có thể giúp bạn biết được cách đọc biểu đồ chứng khoán và phân tích đồ thị giá cổ phiếu để có chiến lược đầu tư phù hợp.

Nguồn: FiinTrade