Không phải nhà đầu tư nào cũng hiểu rõ cổ phiếu "rác" là gì. Hãy cùng tìm hiểu cổ phiếu "rác" và các dấu hiệu nhận biết loại cổ phiếu này để tránh rủi ro khi đầu tư.
Cổ phiếu "rác" là thuật ngữ không còn xa lạ trên thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ cổ phiếu "rác" là gì và các dấu hiệu nhận biết loại cổ phiếu này để tránh rủi ro trong quá trình đầu tư.
Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thêm cho bạn các thông tin về cổ phiếu "rác", hãy cùng theo dõi nhé!
Cổ phiếu "rác" là những cổ phiếu được thổi phồng nhiều hơn so với giá trị thực của nó. Những mã cổ phiếu này dễ nhận biết được đo giá trị tăng trưởng mạnh chỉ trong một thời gian ngắn, thu hút sự chú ý của nhiều nhà đầu tư.
Thông thường, cổ phiếu "rác" là cổ phiếu của các công ty, doanh nghiệp làm ăn thua lỗ hoặc hoạt động kinh doanh thiếu ổn định, đang trong chu kỳ suy thoái, cục diện rất xấu, vì vậy chỉ cần một chút chuyển biến tích cực cũng có thể tạo ra nhiều kỳ vọng đối với các nhà đầu tư. Hoặc trong tình huống xấu hơn, đây thực chất là cổ phiếu của những công ty “ma”, giá trị của cổ phiếu cao hay thấp chỉ đơn thuần phụ thuộc vào “marketing” và mức độ tin cậy mua vào của các nhà đầu tư.
Trên thực tế, những cổ phiếu này có sức tăng mạnh do phần lớn nhà đầu tư "lướt sóng" khi tin theo những thông tin được quảng cáo trên mạng hoặc các hội nhóm chia sẻ đầu tư tự phát không uy tín, không có kinh nghiệm mua bán. Khi một lượng cổ phiếu cùng lúc được mua tạo nên khối lượng cổ phiếu lớn là cổ phiếu sẽ ngay lập tức “nhảy vọt không ngừng”.
Những người sở hữu cổ phiếu này thường có ít quyền lợi về quyền trong công ty, cổ tức hàng năm cũng không được phân chia rõ ràng. Chủ doanh nghiệp cũng không quan tâm đến việc giữ ổn định hoặc tăng giá cổ phiếu công ty để làm hài lòng cổ đông hiện hữu mà chỉ quan tâm đến việc tạo sóng, lướt mua mua bán bán trên chính cổ phiếu công ty mình.
Cổ phiếu "rác" là những cổ phiếu được thổi phồng nhiều hơn so với giá trị thực của nó
Có 5 dấu hiệu nhận biết cổ phiếu rác đó là:
Là các cổ phiếu có giá tăng khá mạnh và nhanh hay tăng nóng trong 1 thời gian ngắn, mặc dù không có nền tảng cơ bản tốt sau đó lại giảm sàn la liệt.
Đặc điểm nhận diện đầu tiên đó là cổ phiếu rác thường là cổ phiếu của doanh nghiệp làm ăn thua lỗ hoặc hoạt động kinh doanh thiếu ổn định, đang trong chu kỳ suy thoái, cục diện rất xấu. Giá trị của các cổ phiếu này sẽ phụ thuộc vào sự vào “marketing” và mức độ tin cậy mua vào của các nhà đầu tư.
Để nắm được tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, xem báo cáo tài chính và đánh giá tài chính doanh nghiệp, NĐT có thể truy cập nhóm tính năng Phân tích cơ bản trên FiinTrade gồm các tính năng như: Báo cáo Doanh nghiệp, Báo cáo tài chính, Chỉ số tài chính, Phân tích tài chính…Đăng ký trải nghiệm miễn phí tại đây.
Đặc điểm của những công ty phát hành cổ phiếu rác đó chính là góp vốn bằng tài sản, thu mua các công ty liên doanh liên kết để hợp thức hóa vốn góp. Các công ty liên doanh liên kết đó không nằm trong chuỗi giá trị của của công ty mẹ.
Lý do là bởi những công ty này không có tiền thật góp nên phải làm như thế để hợp thức hóa. Chính việc tăng vốn ảo như trên làm tổng tài sản bị thổi phồng, nhưng nguồn lực tài chính không có nên không thể giúp doanh nghiệp phát triển kinh doanh tương xứng với vốn tăng thêm.
Vốn tăng khủng trước khi lên sàn nhờ thu mua các công ty liên doanh liên kết
Hoạt động kinh doanh của công ty không đúng như trên thực tế, thường được tâng bốc thái quá, nhiều công ty cũng sẽ thuê viết bài trên các báo lớn để PR cho mình nhằm tạo thương hiệu chiếm dụng lòng tin của nhà đầu tư.
Cùng với đó doanh thu tăng khủng nhưng lợi nhuận không tăng tương xứng mà ngày càng bị giảm sút, đặc biệt có những thời điểm doanh thu khác đóng góp phần lớn trong tổng doanh thu nhưng lại không được rõ ràng, khiến nhà đầu tư không biết được lợi nhuận của doanh nghiệp thật sự đến từ đâu. Ngoài ra những giao dịch nội bộ với nhà đầu tư hoặc những tổ chức có liên quan không được rõ ràng trong thời gian dài.
Cổ phiếu rác thường do các doanh nghiệp có các khoản thu, hàng tồn kho thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản trong khi tiền mặt và các khoản tương đương tiền thấp.
Lý do là bởi tiền thật trên tài khoản ngân hàng thường được kiểm tra dễ dàng và kiểm toán kỹ càng nên khó có thể “xào nấu”. Ngược lại các khoản phải thu, hàng tồn kho rất khó kiểm tra nên nhiều doanh nghiệp kê khống hoặc không có thật, nhằm hợp thức hóa và làm đẹp báo cáo tài chính.
Vậy nên tiền mặt là thước đo quan trọng đối với doanh nghiệp lên sàn, các công ty có cổ phiếu rác thường chỉ có 1 vài tỷ trong tài khoản tiền gửi ngân hàng.
Lượng hàng tồn kho của doanh nghiệp nhiều, tiền mặt nhiều năm liền rất ít
Ban lãnh đạo công ty thường có một vài thành viên hội đồng quản trị tiền thân làm trong các công ty chứng khoán, kiểm toán hoặc có liên quan mật thiết đến chứng khoán, có kiến thức về luật. Do có nghề và hiểu rõ được luật, nên việc “lách luật” báo cáo tài chính cho đẹp, hợp thức hóa là cực kỳ đơn giản.
Một cổ phiếu "rác" thường sẽ trải qua chu kỳ hoạt động với 4 giai đoạn gồm:
Ở giai đoạn này một số cá nhân hay tổ chức có thể nắm bắt được các thông tin nội bộ hoặc nhận định thấy giá cổ phiếu đang ở dưới mức giá dưới giá trị thực nên họ quyết định tiến hành gom cổ phiếu với khối lượng lớn.
Giai đoạn này sẽ mất nhiều thời gian bởi các nhà đầu tư sẽ gom cổ phiếu liên tục trong nhiều phiên, và mỗi phiên chỉ mua với khối lượng nhỏ để tránh việc cổ phiếu tăng giá cao. Ở trong giai đoạn này giá cổ phiếu sẽ đi ngang hay chỉ tăng nhẹ trong một thời gian dài và khối lượng giao dịch bắt đầu tăng nhẹ nhưng cũng chỉ ở mức khá thấp.
Lúc này khi một số nhà đầu bắt đầu để ý và nhận thấy sự gia tăng trong khối lượng giao dịch khi cảm thấy cổ phiếu đã có sự tích lũy nền đủ lâu họ sẽ quyết định mua vào. Lượng người mua tăng đột biến sẽ khiến giá cổ phiếu tăng giá mạnh, thông thường sẽ xuất hiện vài phiên tăng trần trước khi giá cổ phiếu rơi vào trạng thái điều chỉnh hoạch tích lũy do một số người muốn bán cổ phiếu của mình, không tham gia đầu tư nữa.
Điều đáng chú ý đổi với cổ phiếu này đó là, lúc đầu cổ phiếu có sự thanh khoản gia tăng thế nhưng khi điều chỉnh lại thì khối lượng giao dịch lại bắt đầu thấp dần.
Những thông tin thổi phồng cổ phiếu đôi lúc sẽ xuất hiện trên các phương tiện truyền thông, mạng xã hội, hay hội nhóm đầu tư. Những lúc thông tin này có thể là thật nhưng cũng có những thông tin chỉ là lời đồn được truyền nhau. Lúc này nhiều nhà đầu tư sẽ rơi vào trạng thái FOMO (hội chứng sợ bỏ lỡ), đặc biệt là những nhà đầu tư nhỏ lẻ mới bắt đầu bước chân vào thị trường. Giá cổ phiếu lúc này được đẩy lên rất nhanh, tăng liên tục trong nhiều phiên giao dịch liên tiếp. Tính thanh khoản cũng tăng mạnh, hoạt động mua bán cũng sôi nổi hơn.
Đây là giai đoạn cuối cùng, khi những nhà đầu tư tham gia từ giai đoạn 1 và giai đoạn 2 quyết định chốt lời từ cổ phiếu đang nắm giữ. Có những công ty lớn phát hành loại cổ phiếu họ bắt đầu bán ra cổ phiếu của mình trong vài phiên với thanh khoản lớn, tuy nhiên họ sẽ không chốt phiên ngày một lúc mà bán ra dần dần trong từng phiên. Lúc này khối lượng giao dịch bắt đầu tăng lên, biên độ giao động cũng tăng lên khiến nhiều người muốn bán cổ phiếu của mình dẫn đến những phiên giá cổ phiếu giảm mạnh hoặc thậm chí nằm sàn. Tuy nhiên vì hiệu ứng FOMO vẫn còn nên nhiều người tận dụng lúc này vào bắt đáy cổ phiếu, mua hết lượng cổ phiếu đang phân phối trên thị trường. Để tránh các nhà đầu tư mua hết lúc này công ty sẽ phải mất 1 thời gian trong vài tuần để duy trì thanh khoản.
Trong khoảng thời gian này thì điều dễ thấy nhất là giá cổ phiếu bắt đầu có sự lên xuống, tăng giảm đan xen nhau chứ không tăng theo 1 chiều. Giá cổ phiếu lúc này sẽ được giữ trong một thời gian đến khi nhà đầu tư chán nản và bắt đầu bán ra rồi dẫn đến giá giảm sâu và khó phục hồi trở lại.
Trên đây là các dấu hiệu nhận biết cổ phiếu "rác". Tuy nhiên, không phải cổ phiếu nào có một trong các dấu hiệu trên đều là cổ phiếu "rác", nhà đầu tư cần kết hợp thêm các yếu tố khác, sử dụng công cụ hỗ trợ và trau dồi nhiều kinh nghiệm và kiến thức về thị trường chứng khoán để có nhận định chuẩn xác nhất.